Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Theo thông tin từ các cơ quan thông tấn báo chí, vào khoảng 16h07’ ngày 05/04/2023 xe ô tô BKS 29A-083.12 do ông H.N.V (SN 1960, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) điều khiển đã đâm liên tiếp 17 xe máy khiến các phương tiện này bị hư hỏng và 22 người bị thương. Qua kiểm tra ban đầu, lái xe không vi phạm nồng độ cồn cũng như chất kích thích. Được biết, người này đang trên đường chở vợ đi khám bệnh về thì gây ra vụ tai nạn trên.

Căn cứ vào các tài liệu xác minh, điều tra thu được, Cơ quan CSĐT Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông” và ra quyết định tạm giữ hình sự đối với H. N.V (SN 1960; trú tại: Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) để điều tra, xử lý theo quy định. Nguyên nhân ban đầu dẫn tới vụ tai nạn do người điều khiển phương tiện không làm chủ được tốc độ gây ra tai nạn, cụ thể, lái xe đang lưu thông thì đạp chân phanh nhầm thành chân ga nên đã dẫn tới hậu quả khiến nhiều người bị thương.

Thông tin ban đầu cho thấy chưa có người tử vong, hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về người bị hại, đây là vụ việc nghiêm trọng gây thương tích và thiệt hại tài sản cho nhiều người.

Theo quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015, người nào có lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra thiệt hại nghiêm trọng (như hậu quả chết người hoặc thương tích cho nhiều người mà thương tích 61% trở lên hoặc thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên) thì sẽ bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông với các mức xử phạt khác nhau, cụ thể:

  • Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì mức phạt theo quy định là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng thì mức phạt là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
  • Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên thì mức xử phạt theo quy định phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

 “Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Để biết được mức hình phạt chính xác đối với tài xế H.N.V thuộc khung khoản nào của Điều 260 BLHS năm 2015 thì cần phải chờ kết quả cuối cùng của cơ quan điều tra về nguyên nhân sự việc, định giá tài sản bị thiệt hại và tiến hành giám định thương tích đối với các nạn nhân để xác định hậu quả đã gây ra của vụ tai nạn này.

Từ vụ tai nạn nên, người điều khiển phương tiện trong quá trình tham gia giao thông cần chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự ATGT, đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng, đỗ xe; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; không đi ngược chiều không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông, không vượt đèn đỏ,.....để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về trách nhiệm pháp lý trong trường hợp vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Để được tư vấn về dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ tới Hãng Luật Vũ Trần

Hãng Luật Vũ Trần cung cấp các dịch vụ pháp lý về luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự:

  • Luật sư có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
  • Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sự
  • Làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
  • Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ,............

Hãng Luật Vũ Trần:

Địa chỉ: Số 16 đường Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 083.214.9999

Email: Info.luatvutran@gmail.com

Website: http://luatvutran.com

 


 

 

 

Các tin khác cùng chuyên mục