Hoãn phiên xử vì kiểm sát viên chưa có quan điểm tranh luận

-A +A

Mặc dù vụ án được cho là không quá phức tạp, thế nhưng HĐXX đã phải tạm dừng phiên tòa đến ba lần để hội ý, cuối cùng quyết định tạm dừng phiên tòa. 

Hôm nay (07/03/2014), Toàn án nhân dân tỉnh Sơn La đưa vụ án “Nguyễn Tấn Đông phạm tội “cố ý gây thương tích” ra xét xử phúc thẩm, do bản án hình sự sơ thẩm số 24/2013/HSST ngày 22/11/2013 của TAND TP Sơn La bị kháng cáo.


Theo bản án sơ thẩm: Vào khoảng 22h, ngày 8/1/2013, Cầm Nguyên Ngọc (SN 1994, trú tiểu khu 3, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) và Nguyễn Tấn Đông (sinh ngày 01/7/1995, trú tổ 15, phường Quyết Thắng, TP Sơn La, tỉnh Sơn La bị TAND TP Sơn La) gặp nhau ngoài đường, do có xích míc từ trước nên hai bên có lời qua tiếng lại, sau đó Ngọc nhặt vỏ chai bia ven đường dọa đuổi đánh, Đông bỏ chạy. Ngọc có đe dọa sẽ đến "chém chết cả nhà mày". Khoảng 22h30p cùng ngày Ngọc có chuẩn bị dao thủ sẵn trong người, mượn xe máy của người quen đến nhà Đông, tại đây Ngọc tiếp tục chửi bới và đe dọa sẽ giết Đông. Mặc dù đã được mẹ của Đông ra sức can ngăn nhưng Ngọc vẫn đạp cổng xông vào dùng mũ bảo hiểm loại có quai hàm, lao vào đánh Đông ngay khi nhìn thấy. Trong lúc hoảng loạn, Đông vớ được con dao trên mặt bàn nên đã chém một nhát về phía Ngọc. Bị chém, Ngọc vẫn không từ bỏ mà tiếp tục rút dao mang sẵn trong người giơ lên chém Đông, quá hoảng loạn nên Đông chém thêm một nhát nữa về phía Ngọc. Sau đó, Ngọc bỏ chạy ra khỏi cổng thì ngã xuống. Sau đó, mẹ đông đã đưa ngọc đi cấp cứu, sau khi giám định thương tật, xác định Ngọc bị thiệt hại tạm thời là 56% (Một vết thương vùng trán trái, một vết thương vào mắt trái).
TAND TP Sơn La đã áp dụng khoản 3 – Điều 104; điểm P, khoản 1,2 – Điều 46; các điều 68, 69; khoản 1 – Điều 74 Bộ Luật hình sự, tuyên phạt bị cáo Đông 4 năm 6 tháng tù giam. Về trách nhiệm dân sự phải bồi thường thiệt hại cho bị hại 163 triệu. Tại phiên tòa phẩm, trong phần xét hổi, Vị đại diện VKSND tỉnh Sơn La yêu cầu bị cáo cũng như bị hại tường thuật lại chi tiết lời khai nội dung phần xét hỏi của phiên xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, vì thời gian diễn ra phiên sơ thẩm đã quá lâu nên bị cáo và cả bị hại đều không thể nhớ được chi tiết. Theo đó, vị đại diện đã đề nghị HĐXX cho hoãn phiên tòa để kiểm sát viên tiến hành xác minh lại.

Thế nhưng, Luật sư Trần Xuân Thành – Đoàn Luật sư TP Hà Nội – Người bào chữa cho bị cáo Đông đã phản bác lại, với lý do thời gian xét xử phiên phúc thẩm cách phiên là rất lâu (hơn 3 tháng - PV) nên không ai có thể nhớ được chi tiết. Mặt khác, việc mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo và bị hại về nội dung này không phải là căn cứ để hoãn phiên tòa, do đó cần phải tiếp tục làm việc tránh mất thời gian. Sau đó, HĐXX đã tiến hành hội ý, và quyết định tiếp tục phiên tòa, đồng thời tuyên bố kết thúc phần xét hỏi để chuyển sang phần tranh luận. Vừa bước sang phần tranh luận thì, vị đại diện VKS cho rằng: “Chưa có quan điểm để tranh luận vì cần phải xác minh lại một số tình tiết tại các cơ quan tố tụng và có mâu thuẫn trong lời khai”, một lần nữa đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để chuẩn bị quan điểm tranh luận.  Luật sư Thành cho rằng: “Kiểm sát viên đã có một thời gian dài để nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị quan điểm tranh luận tại tòa”, mà trước đó phiên tòa đã phải hoãn lại một lần, do đó đây không phải là căn cứ để hoản theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự. Nếu HĐXX quyết định hoãn thì phải nêu rõ lý do, căn cứ và áp dụng theo điều khoản nào? Một lần nữa HĐXX lại phải hội ý đến lần thứ 3, sau đó quyết định tạm dừng phiên tòa với lý do kiểm sát viên chưa có quan điểm tranh luận. 

 


 

 

 

Tags: