Chăn nuôi gây mất vệ sinh công cộng thì bị xử phạt như thế nào?
Về quy mô chăn nuôi:
Theo quy định tại Điều 52 Luật chăn nuôi năm 2018 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
- Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
- Chăn nuôi nông hộ.
Tại Điều 55 Luật chăn nuôi năm 2018 quy định về các điều kiện chăn nuôi, thì Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 của Luật này. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau: a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư; b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Như vậy, trong quá trình thực hiện việc chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trong khu dân cư thì các hộ gia đình, cá nhân phải đảm bảo điều kiện là có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 3 Điều 69 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Chăn nuôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì bị xử lý như sau:
- Trường hợp nếu đó là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì áp dụng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng; Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị; Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
- Trường hợp nếu đó là khu chăn nuôi tập trung thì căn cứ quy định tại tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Theo Điều 13 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về Bồi thường thiệt hại thì người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp vật nuôi gây ra thiệt hại cho những người xung quanh thì chủ vật nuôi đó phải có trách nhiềm bồi thường thiệt hại.
Cụ thể, Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.
Như vậy nếu có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi chăn nuôi làm mất vệ sinh khu sinh sống cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh thì chủ thể làm ô nhiễm môi trường phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc bồi thường được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tóm lại, nếu hộ gia đình chăn nuôi gia súc mà làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây mất vệ sinh thì đó là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo các mức phạt đã nêu trên. Tùy vào quy mô chăn nuôi của hộ gia đình đó mà sẽ áp dụng mức phạt tương ứng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi. Để được tư vấn về dịch vụ pháp lý về vấn đề này xin vui lòng liên hệ tới Hãng Luật Vũ Trần.
Hãng Luật Vũ Trần:
Địa chỉ: Số 16 đường Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 083.214.9999
Email: Info.luatvutran@gmail.com
Website: http://luatvutran.com
Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại cấp huyện
Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan có thẩm quyền hiện nay?
Bị lừa đảo qua mạng có đòi lại được không?
Án treo khác với cải tạo không giam giữ như thế nào?
Các loại thuế, phí phải nộp khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Công nhận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Điều kiện để được tách thửa