giấy phép lao động

Dịch vụ xin giấy phép lao động

Mục đích Thống nhất quản lý và nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài

 

Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:

 

   1. Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng; hoặc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;

   2. Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo Luật Doanh nghiệp) các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

   3. Người nước ngoài là Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Chi nhánh tại Việt Nam;

   4. Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

 

Nơi nộp hồ sơ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương sở tại nơi doanh nghiệp, tổ chức đóng trụ sở chính

 

Thời hạn

 

    * Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến giao kết hoặc theo quyết định của phía nước ngoài cử người nước ngoài sang Việt Nam làm việc, nhưng không quá 36 tháng

 

Các hồ sơ cần khi đăng ký

 

Điều kiện:

 

Người sử dụng lao động được tuyển lao động nước ngoài khi người lao động nước ngoài có đủ các điều kiện sau:

 

   1. Đủ 18 tuổi trở lên.

   2. Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc.

   3. Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống), có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.

      Đối với người lao động nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân.

   4. Không có tiền án, tiền sự; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài

   5. Có giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 03 (ba) tháng trở lên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

 

Hồ sơ:

 

   1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động

   2. Đơn xin làm việc;

   3. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người lao động cư trú cấp. Trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam từ 06 (sáu) tháng trở lên thì còn phải có phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp.

   4.  Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài quy định tại tiết c khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP và có dán ảnh của người nước ngoài..

   5. Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam thì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;

   6. Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người nước ngoài bao gồm:  bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn tay nghể của người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó. Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì phải có văn bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận;

   7. Ba ảnh màu (kích thước 3 cm x 4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 01(một) năm.

 

Trình tự thủ tục 

 

   1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài gửi tới cơ quan có thẩm quyền.

   2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động.

 

Thời hạn trả lời hồ sơ 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cơ quan thanh, kiểm tra

 

Sở Lao động thương binh xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 

Hình thức xử phạt vi phạm

 

    * Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động.

    * Xử phạt bằng hình thức trục xuất đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên không có giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 133 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ tại Website, chúng tôi sẽ cử Chuyên viên tư vấn đến tận nơi phục vụ (trong trường hợp quý khách hàng không có nhiều thời gian đi lại). Đến với chúng tôi bạn sẽ thực sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.