giao dịch dân sự hiệu lực chủ thể hình thức

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật dân sự năm 2015

Giao dịch dân sự là là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Tại Điều 117 BLDS quy định, giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch xác lập
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự:

Đối với cá nhân:

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự
  • Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
  • Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Chưa đủ 6 tuổi: do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
  • Người mất năng lực hành vi dân sự: do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
  • Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự: phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Đối với pháp nhân:

  • Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp
  • Thực hiện trong phạm vi đại diện và tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạt động.

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận về nội dung của giao dịch, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác;

Các bên tự nguyện thỏa thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Để hợp đồng dân sự có hiệu lực thì mục đích, nội dung không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, nếu có thì vô hiệu theo Bộ luật Dân sự.

Ngoài những điều kiện nêu trên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 117, trong những trường hợp luật định phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức của giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự đó mới phát sinh hiệu lực.

Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định, Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, về chuyển nhượng quyền sử đụng đất ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 thì cần đáp ứng quy định về hình thức đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Để được tư vấn về dịch vụ pháp lý về vấn đề này xin vui lòng liên hệ tới Hãng Luật Vũ Trần.

Hãng Luật Vũ Trần cung cấp các dịch vụ pháp lý về hợp đồng dân sự:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu;
  • Chuẩn bị văn bản pháp lý điều chỉnh nội dung liên quan đến hợp đồng dự kiến ký kết;
  • Soạn thảo các điều khoản của hợp đồng có lợi, trên tinh thần tuân thủ pháp luật để đảm bảo hiệu lực hợp đồng;
  • Thẩm định các nội dung, rà soát, chỉnh sửa các điều khoản hợp đồng do đối tác đề xuất trong hợp đồng;
  • Tư vấn, giải thích toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp đồng của khách hàng;
  • Tư vấn các điều khoản, dự liệu các tình huống phát sinh trong hợp đồng, dự liệu hậu quả phát sinh và cơ quan giải quyết khi xảy ra tranh chấp…

Hãng Luật Vũ Trần:

Địa chỉ: Số 16 đường Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 083.214.9999

Email: Info.luatvutran@gmail.com

Website: http://luatvutran.com