hậu quả hoàn trả phát sinh hiệu lực

Bộ luật dân sự quy định giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp sau:

  • Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
  • Thứ hai, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
  • Thứ ba, giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
  • Thứ tư, giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
  • Thứ năm, giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
  • Thứ sáu, giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
  • Thứ bảy, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Khi giao dịch dân sự thuộc các trường hợp trên sẽ dẫn tới những hậu quả pháp lý

Tại Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Điều này có nghĩa là nghĩa vụ của các bên phát sinh từ chính giao dịch vô hiệu, chứ không phải phát sinh từ giao dịch.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường: Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa án có trách nhiệm xác định thiệt hại. về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường.Việc xác định giá của tài sản trong giao dịch cũng là một vấn đề đáng lưu ý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Trong đó, có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên. Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai bên làm cho giao dịch dân sự vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên.

Quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu

Tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về việc “ Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu” như sau:

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp:

  • Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
  • Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
  • Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
  • Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu. Để được tư vấn về dịch vụ pháp lý về vấn đề này xin vui lòng liên hệ tới Hãng Luật Vũ Trần.

Hãng Luật Vũ Trần cung cấp các dịch vụ pháp lý về Hợp đồng dân sự:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu;
  • Chuẩn bị văn bản pháp lý điều chỉnh nội dung liên quan đến hợp đồng dự kiến ký kết;
  • Soạn thảo các điều khoản của hợp đồng có lợi, trên tinh thần tuân thủ pháp luật để đảm bảo hiệu lực hợp đồng;
  • Thẩm định các nội dung, rà soát, chỉnh sửa các điều khoản hợp đồng do đối tác đề xuất trong hợp đồng;
  • Tư vấn, giải thích toàn diện các vấn đề liên quan đến hợp đồng của khách hàng;
  • Tư vấn các điều khoản, dự liệu các tình huống phát sinh trong hợp đồng, dự liệu hậu quả phát sinh và cơ quan giải quyết khi xảy ra tranh chấp,........

Hãng Luật Vũ Trần:

Địa chỉ: Số 16 đường Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 083.214.9999

Email: Info.luatvutran@gmail.com

Website: http://luatvutran.com