tu van dau tu
VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, không có chức năng thực hiện các hoạt động thương mại sinh lời trực tiếp như: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. VPĐD được lập ra nhằm mục đích tìm hiểu thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ cho hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài.
Thương nhân nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại của Việt Nam.
I. Điều kiện thành lập VPĐD tại Việt Nam
1. Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
2. Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.
II. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động VPĐD gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm;
3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
4. Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế.
Nội dung Luật vũ Trần thực hiện:
I. Tư vấn trước khi thành lập:
1. Tư vấn lựa chọn mô hình các đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu của công ty;
2. Tư vấn thủ tục tiến hành và các giấy tờ cần thiết để thành lập đơn vị phụ thuộc;
3. Tư vấn về mô hình tổ chức, quản lý của đơn vị được thành lập
4. Tư vấn về Quyền và Nghĩa vụ của đơn vị mới thành lập;
5. Tư vấn về nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước;
6. Tư vấn các nội dung khác có liên quan.
II. Soạn thảo nội dung hồ sơ thành lập:
III. Đại diện thực hiện các thủ tục:
1. Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động;
2. Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
3. Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tại Sở Thương mại;
4. Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu;
5. Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và dấu của đơn vị mới thành lập (nếu có);
6. Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế (nếu có);
7. Nhận giấy Mã số thuế của Doanh nghiệp (nếu có);
IV. Kết quả bàn giao cho khách hàng:
1. Giấy chứng nhận Đăng ký dinh doanh (Bản gốc và bản sao);
2. Dấu pháp nhân (Dấu tròn) + Giấy chứng nhận mẫu dấu; (nếu có)
3. Giấy chứng nhận đăng ký thuế (MST) (nếu có)
V. Tư vấn và cam kết sau thành lập:
1. Đảm bảo tính chính xác về Nội dung và thời gian thực hiện;
2. Soạn thảo các Quyết định bổ nhiệm chức vụ trong đơn vị mới;
3. Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
4. Hướng dẫn các thủ tục trước khi đi vào hoạt động;
5. Hướng dẫn các thủ tục kê khai thuế và mua Hóa đơn; (nếu có)
6. Tư vẫn miễn phí trong 1 năm sau khi thành lập;
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ tại Website chúng tôi sẽ cử Chuyên viên tư vấn đến tận nơi phục vụ (trong trường hợp quý khách hàng không có nhiều thời gian đi lại). Đến với chúng tôi bạn sẽ thực sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.