Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Cảnh vệ có gì mới?
Bộ Công an đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác cảnh vệ trong tình hình mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh vệ.
Bộ Công an đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ nhằm đáp ứng yêu cầu và nâng cao hiệu quả công tác cảnh vệ trong tình hình mới.
Dự thảo gồm 2 Điều, được xây dựng trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ số 13/2017/QH14 năm 2017.
Bổ sung đối tượng cảnh vệ
Bộ Công an cho biết, pháp luật hiện hành quy định 3 nhóm đối tượng cảnh vệ: nhóm đối tượng cảnh vệ là con người, nhóm đối tượng cảnh vệ là khu vực trọng yếu, nhóm đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng.
Theo dự thảo, Điều 10 của Luật Cảnh vệ sẽ được sửa đổi và bổ sung, trong đó bổ sung đối tượng cảnh vệ là các cá nhân giữ các chức vụ gồm Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài ra, Dự thảo quy định rõ tiêu chí xác định đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng; sửa đổi theo hướng thu hẹp phạm vi đối tượng cảnh vệ là sự kiện đặc biệt quan trọng, cụ thể quy định: "Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ tổ chức; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Có đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo chủ chốt như, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và khách quốc tế có chức vụ tương đương thì được xác định là sự kiện đặc biệt quan trọng.
Để có căn cứ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng Cảnh vệ thực thi nhiệm vụ, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 20, cụ thể: "Quyết định phát hành thẻ, phù hiệu phục vụ công tác cảnh vệ trong nước và nước ngoài; trong trường hợp cần thiết, quyết định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ bảo vệ đối tượng cảnh vệ khi đi công tác nước ngoài".
Bổ sung thẩm quyền của lực lượng Cảnh vệ
Ngoài ra, Dự thảo còn bổ sung thẩm quyền của lực lượng Cảnh vệ "Xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính".
Tại Dự thảo cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 11, Luật Cảnh vệ theo hướng tách thành 2 điều luật. Trong đó, quy định chế độ cảnh vệ đối với Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: Được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận; Được bảo vệ nơi ở; Được bảo vệ nơi làm việc; Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết.
Chế độ cảnh vệ đối với Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ: Được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận; Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết.
Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
Buộc Viện KSND Khánh Hòa bồi thường 1,6 tỷ đồng cho người bị oan hơn 40 năm
Thực hư thông tin vụ va chạm liên hoàn 5 ô tô trên đường vành đai 3
Xét xử phúc thẩm vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến chết: Nhiều nhân chứng được triệu tập
Bán dự án "ma", giám đốc công ty chiếm đoạt 80 tỷ đồng
DJ Thái Hoàng bị tạm giữ hình sự
Khởi tố Tạ Miên Linh xâm phạm lợi ích của Nhà nước
Nổ khí gas tại quán bán đồ ăn lúc 5h sáng
"Dì ghẻ" Nguyễn Võ Quỳnh Trang bất ngờ chấp nhận án tử hình